trang chủ tin tức xe Khám phá Tổng hợp các tính năng an toàn trên xe ô tô để làm chủ phương tiện

Tổng hợp các tính năng an toàn trên xe ô tô để làm chủ phương tiện

Trong thời kỳ nền công nghiệp ô tô đang phát triển như hiện nay thì hệ thống công nghệ an toàn trên ô tô đang ngày càng được chú trọng và cải tiến thông minh hơn, là một trong các yếu tố được người mua xe quan tâm nhiều nhất. Người dùng nên biết cách kiểm tra các tính năng an toàn để tăng cường độ an toàn, giảm thiểu các rủi ro khi xe di chuyển.

Hệ thống túi khí trên ô tô SRS (Supplemental Restraint System) là hệ thống an toàn quan trọng nhất được trang bị trên ô tô, có vai trò hạn chế va đập, giúp bảo vệ người lái và hành khách, giảm thiểu tối đa các chấn thương khi va chạm mạnh. Túi khí được lắp đặt ẩn ở một số vị trí bên trong khoang và khung xe. Khi xe xảy ra va chạm, ECU nhận tín hiệu từ cảm biến va chạm và điều khiển mở túi khí, hệ thống túi khí ngay lập tức được kích hoạt căng phồng để bảo vệ người lái và hành khách.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti - Lock Brake System) là hệ thống phanh điều khiển điện tử có tính năng ngăn ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc. Điều này sẽ tránh được hiện tượng văng trượt, đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn, đảm bảo ổn định cho thân xe ô tô.

Hệ thống kiểm soát lực kéo TCS (Traction Control System) còn có các tên khác như TRC, ASR, DSC đóng vai trò chống trượt và giúp xe có độ bám với mặt đường, nó có khả năng tác động vào hệ thống phanh ABS, hệ thống bướm ga và tăng giảm công suất máy để điều chỉnh lực kéo.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP (Electronic Stability Program) là một trong những hệ thống an toàn được trang bị phổ biến trên ô tô nhằm tăng tính an toàn, giảm thiểu tối đa nguy cơ xe bị mất lái, chệch khỏi quỹ đạo khi đang di chuyển. Hệ thống này rất cần thiết khi xe vận hành trong điều kiện địa hình hoặc thời tiết không ổn định: mặt đường ướt, trơn trượt do mưa hoặc băng tuyết, có độ bám thấp do nhiều sỏi đá hoặc trong những tình huống cần đánh lái gấp để tránh chướng ngại vật.

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của hai công nghệ an toàn là ABS và TCS. Cả hai hệ thống đều có nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe, trong đó ABS sẽ kích hoạt khi xe phanh lại, còn TCS kích hoạt khi xe tăng tốc đột ngột - điều đặc biệt cần thiết khi xe di chuyển trong điều kiện mặt đường ướt hoặc trơn trượt

Hệ thống cân bằng điện tử ESP hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của hai công nghệ an toàn là ABS và TCS. Cả hai hệ thống đều có nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe, trong đó ABS sẽ kích hoạt khi xe phanh lại, còn TCS kích hoạt khi xe tăng tốc đột ngột - điều đặc biệt cần thiết khi xe di chuyển trong điều kiện mặt đường ướt hoặc trơn trượt

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA (Brake Assist System) là hệ thống an toàn được trang bị trên ô tô giúp hỗ trợ lực phanh trong tình huống khẩn cấp. Tính năng này sẽ được kích hoạt trong các tình huống cần phanh gấp nhưng người lái đạp phanh không đủ lực.

Hệ thống cảnh báo va chạm FCW (Forward-Collision Warning) là công nghệ hỗ trợ người lái trên ô tô và đây cũng là một trong những hệ thống an toàn không thể thiếu được trang bị trên ô tô. Cảnh báo va chạm bao gồm các hệ thống giúp nhận diện và cảnh báo người lái về những sự cố có thể xảy ra nhằm ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng khi xảy ra va chạm.

Hệ thống phanh tự động khẩn cấp AEB (Automatic Emergency Braking) kết hợp với những thông tin và tín hiệu nhận được từ hệ thống FCW, AEB tạo thành một hệ thống an toàn trên ô tô, nó sẽ tính toán và nhận biết xem người lái có phản ứng kịp thời trước va chạm hay không để quyết định can thiệp và tự động phanh hoàn toàn để ngăn nguy cơ xảy ra va chạm.

Hiện nay, có khá nhiều loại phanh AEB, nhưng đa số đều giúp đưa ra những cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, rung tay lái hoặc cả 3. Trong trường hợp người lái không phản ứng lại với những cảnh báo đưa ra, hệ thống AEB sẽ tự động phanh. Ngoài ra, một số hệ thống AEB còn có thể căng dây đai an toàn để giảm thiểu tối đa thương tổn tới hành khách.

Hiện nay, có khá nhiều loại phanh AEB, nhưng đa số đều giúp đưa ra những cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, rung tay lái hoặc cả 3. Trong trường hợp người lái không phản ứng lại với những cảnh báo đưa ra, hệ thống AEB sẽ tự động phanh. Ngoài ra, một số hệ thống AEB còn có thể căng dây đai an toàn để giảm thiểu tối đa thương tổn tới hành khách.

Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù xe ô tô BSM (Blind Spot Monitoring) có vai trò theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe và cảnh báo người lái khi phát hiện có phương tiện di chuyển bên trong các vùng này

Hệ thống cảnh báo chệch làn đường LDWS (Lane Departure Warning System) dựa vào camera theo dõi các vạch kẻ phân làn đường, có thể bị hạn chế trong trường hợp trên đường không có vạch kẻ làn đường hoặc vạch kẻ bị mờ trong tầm ngắm của camera. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường sẽ cần hạn chế độ lệch của đường gạch đứt đoạn khi đi trên đường cao tốc có nhiều làn đường cho xe cùng một chiều. Nếu đó là đường cao tốc có hai làn đường thì thiết bị sẽ báo động khi lái xe lấn qua đường gạch đứt đoạn.

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng ACC (Adaptive Cruise Control) giúp xe hoạt động ở một tốc độ được người lái lựa chọn mà không cần tác động vào chân ga và khả năng giữ khoảng cách với xe phía trước cũng như tự điều chỉnh tốc độ khi phát hiện các vật cản khác. Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng sử dụng các cảm biến, radar phía trước của xe để xác định tốc độ và khoảng cách của phương tiện phía trước. Từ đó, hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của xe để đảm bảo khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe PAS (Parking Assist System) khi được kích hoạt, hệ thống cảm biến sóng siêu âm ở bên sườn, trên cản trước và sau sẽ tìm kiếm các khoảng trống đủ rộng ở hai bên đường để xe c có thể đỗ song song. Cảm biến sẽ thực hiện tìm kiếm trong bán kính 1,5 mét với tốc độ di chuyển lên đến 30km/h. Cảm biến luôn dò tìm các chỗ trống một cách thụ động, do vậy nếu kích hoạt hệ thống thì sau khi vừa đi qua một vị trí đỗ tốt, nó sẽ thông báo. Khi đã tìm được vị trí phù hợp, tiếng báo hiệu sẽ vang lên và trên màn hình sẽ hiển thị chỉ dẫn vị trí mà xe sẽ được đỗ vào.

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC (Hill-start Assist Control) giúp cho việc khởi động xe khi dừng đỗ trên đường dốc được dễ dàng, tránh tình trạng xe bị trượt dốc gây va chạm với các xe khác. Với xe trang bị hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hệ thống sẽ có tác dụng tác động vào hệ thống phanh của xe, và giữ chân phanh của xe trong khoảng 3 giây sau khi tài xế nhả chân phanh, đủ thời gian để tài xế chuyển sang chân ga và di chuyển bình thường. Như vậy xe sẽ không bị tụt dốc, đảm bảo việc di chuyển an toàn.

Hệ thống hỗ trợ xuống dốc hay đổ đèo HDC (Hill Descent Control) hay DHAC (Down Hill Assist Control) giúp kiểm soát tốc độ xe khi chạy xuống đèo dốc, hạn chế tính trạng người lái rà phanh liên tục gây nóng má phanh, sôi dầu phanh khiến xe bị bó cứng phanh, thậm chí mất phanh.

Công nghệ đèn pha thích ứng hay còn gọi là hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng AFS (Adaptive Front–lighting System) là một công nghệ đèn pha mới nhất hiện nay đang được các hãng xe coi như một tiêu chuẩn nâng cấp tính năng an toàn trên các dòng xe của mình. Với việc được trang bị công nghệ đèn pha thích ứng, chiếc xe sẽ chủ động điều khiển luồng chiếu sáng hỗ trợ người lái trong mọi tình huống trên đường. Hệ thống giúp người và phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ không bị chùm tia sáng chiếu trực tiếp vào.

(Nguồn: anninhthudo.vn)